Phát triển thành đại đơn vị Biệt_động_quân_Việt_Nam_Cộng_hòa

Cùng với sự tiếp nhận và tái tổ chức các trại Biệt kích thuộc Lực lượng Dân sự Chiến đấu thành các Tiểu đoàn Biệt động quân Biên phòng, cũng như các Liên đoàn thuộc Lực lượng đặc biệt vừa bị giải thể thành Liên đoàn Biệt động quân thứ 7. Tính đến cuối năm 1971, lực lượng Biệt động quân có 21 Tiểu đoàn Biệt động quân chính quy và 37 Tiểu đoàn Biệt động quân Biên phòng. Mỗi Quân khu đều tổ chức Bộ chỉ huy Biệt động quân của Quân đoàn, chỉ huy 1 Liên đoàn Biệt động quân chính quy và một số Tiểu đoàn Biệt động quân Biên phòng. Riêng các Liên đoàn 5, 6, 7 do Bộ chỉ huy Biệt động quân Trung ương trực tiếp chỉ huy.

Trước tình hình chiến tranh khốc liệt, và quân Mỹ rút khỏi Việt Nam, tháng 9 năm 1973, Đại tướng Cao Văn Viên đưa ra kế hoạch tái tổ chức lại 58 Tiểu đoàn Biệt động quân (kể cả Biệt động quân Biên phòng) thành 45 Tiểu đoàn, bỏ các đồn trại Biên phòng (trừ một số các đồn trại ở những nơi xung yếu) để hình thành Lực lượng trừ bị cho các Quân đoàn và Tổng trừ bị cho Trung ương. Theo đó, 45 Tiểu đoàn Biệt động quân tổ chức thành 15 Liên đoàn Tiếp ứng, trong đó có 2 Liên đoàn (5 và 6) Tổng trừ bị (sau tăng thêm Liên đoàn 4 rút từ Quân đoàn IV về). Các Liên đoàn này được bố trí như sau:

  • Quân khu 1: Liên đoàn 11, 12 (Liên đoàn 1 cũ), 14 và 15[2]
  • Quân khu 2: Liên đoàn 21, 22, 23 (Liên đoàn 2 cũ), 24, và 25[3]
  • Quân khu 3: Liên đoàn 31 (Liên đoàn 3 cũ), 32 (Liên đoàn 5 cũ), và 33[4]
  • Các Liên đoàn 4, 6 và 7 là Lực lượng Tổng trừ bị cho Bộ Tổng tham mưu.

Lực lượng Biệt động quân vào những năm cuối của cuộc Chiến tranh Việt Nam liên tục được tăng cường, nhằm tổ chức một lực lượng trừ bị mạnh để thay thế cho Sư đoàn DùSư đoàn Thủy quân lục chiến đang bị mắc kẹt với chiến trường Quân khu I. Cuối năm 1974, thành lập Liên đoàn 8, tháng 3 năm 1975 Liên đoàn 9 được thành lập. Một dự định tổ chức các đơn vị Biệt động quân thành cấp Sư đoàn để làm lực lượng trừ bị chiến lược đã được hình thành. Tuy nhiên tình hình đã quá trễ.